Theo quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật BHXH số 58/2014/QH13, Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ - CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2017 là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
Từ ngày 1/1/2018 trở đi là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
Như vậy, việc đóng BHXH theo mức lương ghi trên hợp đồng lao động là đúng quy định.
Theo quy định hiện hành, người lao động đi làm tại doanh nghiệp thường sẽ đóng bảo hiểm xã hội dựa trên mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Bởi theo khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được xác định bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Căn cứ khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, mức lương đóng bảo hiểm xã hội được tính như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm | = | Mức lương theo công việc/chức danh | + | Phụ cấp lương bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động | + | Khoản bổ sung xác định cụ thể, được trả thường xuyên trong kỳ trả lương |
Trong đó, mức lương đóng bảo hiểm xã hội sẽ không tính đến các khoản tiền sau đây:
- Tiền hưởng hiệu quả công việc.
- Tiền thưởng sáng kiến.
- Tiền ăn giữa ca
- Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ.
- Khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp khi gặp hoàn cảnh khó khăn do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
Lưu ý, mức lương đóng bảo hiểm xã hội bị giới hạn mức tối đa. Theo khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tối đa = 20 lần lương cơ sở.
Mức tiền lương tháng tối thiểu và tối đa đóng BHXH
Căn cứ vào tiết 2.6 khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức tiền lương tháng tối thiểu và tối đa đóng BHXH được quy định như sau:
- Tối đa: 20 tháng lương cơ sở (từ 01/7/2024 tương đương 46,8 triệu đồng);
- Tối thiểu:
+ Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường: Bằng mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng năm 2024 quy định như sau:
Theo Nghị định này, mức lương tối thiểu vùng của các vùng được quy định như sau:
Vùng I: 4.960.000 đồng/tháng;
Vùng II: 4.410.000 đồng/tháng;
Vùng III: 3.860.000 đồng/tháng;
Vùng IV: 3.450.000 đồng/tháng.
Cập nhật chi tiết nhất: Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng trên cả nước
+ Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề): cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
Cụ thể, năm 2024 mức đóng BHXH tối thiểu của đối tượng này như sau:
Vùng I: 5.307.200 đồng/tháng;
Vùng II: 4.718.700 đồng/tháng;
Vùng III: 4.130.200 đồng/tháng;
Vùng IV: 3.691.500 đồng/tháng.
+ Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Mức lương đóng BHXH tối thiểu và tối đa quy định thế nào? (Ảnh minh họa)
Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc hiện nay quy định thế nào?
Căn cứ:
- Điều 85, 86 Luật Bảo hiểm xã hội
- Điều 44 Luật An toàn vệ sinh lao động
- Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP
Thông thường, đối với người lao động Việt Nam, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc hiện nay như sau:
Người sử dụng lao động | Người lao động | ||||||||
BHXH | BHTN | BHYT | BHXH | BHTN | BHYT | ||||
HT | ÔĐ-TS | TNLĐ-BNN | HT | ÔĐ-TS | TNLĐ-BNN | ||||
14% | 3% | 0.5% | 1% | 3% | 8% | - | - | 1% | 1.5% |
21.5% | 10.5% | ||||||||
Tổng cộng 32% |
Lưu ý: Quỹ hưu trí (HT), Quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ-TS), Quỹ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Bảo hiểm y tế (BHYT).
Tuy nhiên, khi mức đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp điều chỉnh theo Nghị định 58/2020 thì bảng trên có sự biến động.
Để hiểu rõ hơn, bạn đọc xem thêm bài viết: Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét