Trào ngược dạ dày thực quản

 Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh lý do dịch dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra các triệu chứng và biến chứng trên thực quản. Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản ngày càng cao, dẫn đến việc chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn. Vậy trên lâm sàng hiện nay có thuốc nào trị trào ngược dạ dày thực quản?

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh gì?

1.1 Định nghĩa

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng sinh lý bình thường đặc biệt sau bữa ăn. Tuy nhiên, khi dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản quá mức gây ra các triệu chứng và biến chứng trên thực quản, khi đó mới hình thành nên bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD – Gastroesophageal reflux disease).

Bình thường, thực quản sẽ được bảo vệ bởi hoạt động của cơ vòng thực quản trên và dưới và nhu động của thực quản, giúp nó tránh tiếp xúc với các chất trào ngược từ dạ dày. Tuy nhiên, khi các cơ chế bảo vệ này bị suy yếu, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) sẽ bắt đầu xuất hiện.

1.2 Nguyên nhân

  • Các trường hợp yếu hoặc đóng mở bất thường của các cơ thực quản gặp trong giãn tạm thời hoặc giảm áp lực các cơ thắt thực quản, nhu động thực quản yếu không đủ đẩy các chất trào ngược từ dạ dày xuống dưới hay do sau phẫu thuật tại thực quản.
  • Thoát vị hoành cũng là nguyên nhân khá thường gặp.
  • Tình trạng tăng tiết axit ở dạ dày, chậm làm rỗng dạ dày, tăng áp lực trong dạ dày hoặc ổ bụng, ứ đọng thức ăn.
  • Nhiễm vi khuẩn H. pylori.
  • Tình trạng lo lắng, Stress căng thẳng kéo dài.
  • Dùng thuốc kháng viêm không Steroid (NSAIDs), thuốc kháng viêm Steroid, Aspirin, thuốc kháng cholinergic, Chẹn canxi, Theophylin, Nitrin, một số loại thuốc chứa Hormon (Progesteron), thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc Chẹn Beta điều trị hen phế quản...
  • Sử dụng rượu bia, đồ uống có gas hoặc thuốc lá.
  • Lười vận động.
  • Các tình trạng tăng áp lực ổ bụng như bệnh nhân thừa cân, béo phì hoặc phụ nữ đang mang thai.
  • Yếu tố gia đình.

2. Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản

2.1. Lâm sàng

Các triệu chứng tại thực quản

  • Ợ nóng : Cảm giác nóng rát xuất phát từ sau xương ức lan lên cổ và họng, xảy ra về đêm nhiều hơn ban ngày, tăng lên khi ăn hoặc nằm ngay sau ăn, ép bụng, nằm ngửa hoặc khi cúi gập người, thay đổi tư thế...giảm đi sau uống sữa hoặc nước ấm.
  • Ợ trớ : Cảm giác các chất dịch vị, thức ăn... trào ngược vào thực quản và đi lên miệng, hạ hầu.
  • Khó nuốt
  • Rối loạn giấc ngủ do ảnh hưởng bởi các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Các triệu chứng ngoài thực quản

  • Ho với tính chất mạn tính.
  • Hen phế quản .
  • Viêm thanh quản hoặc viêm họng tái phát.
  • Viêm phổi hít, viêm phổi thùy.
  • Chứng bào mòn răng.
  • Đau ngực sau khi loại trừ các nguyên nhân do tim.

2.2. Cận lâm sàng

  • Chụp X-quang thực dạ dày thực quản có cản quang để ghi nhận các tổn thương như ung thư thực quản, viêm loét thực quản...
  • Nội soi dạ dày tá tràng: Đánh giá tình trạng niêm mạc thực quản và những biến chứng nghiêm trọng ở những bệnh nhân nghi ngờ có trào ngược dạ dày thực quản. Thực hiện nội soi dạ dày tá tràng sớm trong những tình huống sau :
  • Có các dấu hiệu báo động như nuốt khó, nuốt đau, nôn ra máu, sụt cân, khó thở ban đêm.
  • Chẩn đoán bệnh chưa rõ do triệu chứng biểu hiện không điển hình.
  • Nghi ngờ có biến chứng.
  • Các triệu chứng không giảm và tái lại nhiều lần mặc dù đã được điều trị.
  • Manometry thực quản (đo áp lực nhu động thực quản) và đo pH thực quản trong 24 giờ là các xét nghiệm cần thiết trước khi chỉ định phẫu thuật. Trên lâm sàng, hai xét nghiệm này thường chỉ được thực hiện cho mục đích nghiên cứu.
  • Test Bernstein.
  • Xét nghiệm sinh thiết hoặc mô bệnh học thực quản.

3. Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản

3.1. Các biện pháp điều trị không thuốc

Thay đổi chế độ ăn

  • Duy trì cân nặng thích hợp.
  • Hạn chế các thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ, các món ăn, trái cây có vị chua...
  • Kiêng sử dụng cà phê, bia rượu và các thức uống có gas...
  • Chia làm nhiều bữa ăn nhỏ, không nằm ngay sau khi ăn, không nên ăn quá nhiều.

Thay đổi lối sống

  • Kê đầu cao khi nằm (10 – 15 cm) hoặc dùng gối chống trào ngược khi nằm để giúp người bệnh dễ chịu hơn.
  • Tránh mặc quần áo quá chật.
  • Hạn chế hút thuốc lá.
  • Giảm lo lắng, Stress.

3.2. Trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì ?

Trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì ? Trên lâm sàng có rất nhiều thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản với nhiều cơ chế tác dụng và cách dùng khác nhau. Bệnh nhân và người nhà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định sử dụng bất kỳ các loại thuốc nào.

3.2.1. Thuốc ức chế bơm Proton (PPI)

Là nhóm thuốc ngăn tiết Acid dạ dày mạnh nhất và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Thuốc ức chế bơm Proton (PPI) được chỉ định điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản mức độ từ trung bình đến nặng hoặc có biến chứng, thông qua tác dụng ức chế sự hoạt động của enzym H+ K+ ATPase, từ đó ức chế bài tiết acid dịch vị.

Một số thuốc ức chế bơm Proton (PPI) được sử dụng phổ biến hiện nay như:

  • Omeprazole: Liều chuẩn uống 20 mg/ngày. Đối với GERD kháng trị, uống 20 mg/lần x 2 lần/ngày.
  • Pantoprazole: Liều chuẩn uống 40 mg/ngày. Đối với GERD kháng trị, uống 40 mg/lần x 2 lần/ngày.
  • Esomeprazole: Liều chuẩn uống 40 mg/ngày. Đối với GERD kháng trị, uống 40 mg/lần x 2 lần/ngày.
  • Rabeprazole: Liều chuẩn uống 20 mg/ngày. Đối với GERD kháng trị, uống 20 mg/lần x 2 lần/ngày.
  • Lansoprazole: Liều chuẩn uống 30 mg/ngày. Đối với GERD kháng trị, uống 30 mg/lần x 2 lần/ngày.
  • Dexlansoprazole: Liều chuẩn uống 60 mg/ngày. Đối với GERD kháng trị, uống 60 mg/lần x 2 lần/ngày.

Thuốc thường được dùng trước khi ăn khoảng 30 phút để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Thời gian điều trị thường kéo dài từ 4 đến 8 tuần, hoặc có thể đến 12 tuần.

3.2.3. Thuốc trung hòa Acid và Alginate

Các thuốc trung hòa Acid dạ dày thường dùng là thuốc có chứa các muối nhôm (carbonat, hydroxyd, phosphat) và các muối magnesi (carbonat, hydroxyd, trisilicat) như Maalox, Gastropulgite, Alusi...Các thuốc này có tác dụng phụ như táo bón hoặc tiêu chảy...

Alginate là hoạt chất giúp tạo mảng trung tính ngăn dịch trào ngược hoặc thay cho thành phần dịch dạ dày trào lên đoạn dưới thực quản. Thuốc thường được dùng là Gaviscon.

Các thuốc trên thường được sử dụng sau ăn từ 1 đến 3 giờ.

3.2.5. Thuốc kháng thụ thể Histamin H2

Thuốc kháng thụ thể Histamin H2 có tác dụng tranh chấp với thụ thể H2 tại tế bào thành, giảm tiết acid dịch vị trong dạ dày, từ đó giúp hạn chế tình trạng viêm loét thực quản.

Một số thuốc được sử dụng phổ biến như Ranitidine, Zantac, Tagamet...Sử dụng thước ăn khoảng 15 đến 30 phút.

Thuốc kháng thụ thể Histamin H2 có thời gian tác dụng nhanh hơn so với nhóm ức chế bơm Proton (PPI), tuy nhiên sử dụng điều trị trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ như chứng vú to ở nam giới... Do đó, hiện nay nhóm thuốc kháng Histamin H2 ít được dùng hơn so với nhóm ức chế bơm Proton (PPI).

3.2.4. Thuốc tác dụng trên chức năng vận động thực quản (Prokinetics)

Thuốc trợ vận động (Prokinetics) giúp tăng đào thải Acid trong lòng thực quản, đồng thời tăng cường làm rỗng dạ dày và tăng nhu động của cơ thực quản. Nhóm thuốc này thường được dùng phối hợp với thuốc ức chế bơm Proton (PPI) trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

3.2.4. Thuốc chống trầm cảm

Các thuốc chống trầm cảm được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, giúp bệnh nhân giảm lo âu, căng thẳng, stress... là những yếu tố góp phần hình thành bệnh.

Các thuốc thường được sử dụng như: Imipramine, Nortriptyline, Trazodone, Sertraline...

Tuy nhiên, cần thận trọng sử dụng các thuốc chống trầm cảm trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, vì các tác dụng phụ của thuốc trên đường tiêu hóa.

3.3. Điều trị ngoại khoa trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) hay nội soi can thiệp được chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại hoặc bệnh nhân không muốn dùng thuốc trong thời gian dài.

Các phương pháp điều trị phổ biến hiện nay như:

  • Nội soi khâu cơ thắt thực quản.
  • Phẫu thuật tạo hình Nissen.
  • Thắt cơ vòng thực quản bằng thiết bị từ tính.

4. Biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể xảy ra như sau:

Hiện nay, trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý đường tiêu hóa xảy ra rất phổ biến. Bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và phát hiện bệnh sớm, đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được sử dụng các thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả, nhằm hạn chế được các thủ thuật can thiệp phức tạp và dự phòng các biến chứng của bệnh.

Không có nhận xét nào: