Thẻ Căn cước mẫu mới có gì khác với thẻ Căn cước công dân?

 Theo Luật Căn cước 2023, người dân cả nước sẽ được cấp thẻ Căn cước từ 01/7/2024. Vậy thẻ Căn cước mẫu mới có gì khác với thẻ Căn cước công dân?

Thẻ Căn cước thay đổi, lược bỏ nhiều thông tin in trên mặt thẻ

Thông tin

Thẻ Căn cước công dân

Thẻ Căn cước mẫu mới

Tên gọi

Tên gọi: Thẻ Căn cước công dân

Tên gọi: Thẻ Căn cước

Thông tin nhân thân

Quê quán lấy theo quê quán của cha/mẹ.
Thông tin quê quán lấy theo lời khai và chưa có quy trình để xác định xem quê quán đó có chính xác hay không.

Nơi đăng ký khai sinh
Thông tin nơi đăng ký khai sinh lấy theo giấy khai sinh, có độ chính xác cao.

Nơi thường trú

Công dân bắt buộc phải có thông tin về nơi đăng ký thường trú mới được cấp thẻ Căn cước công dân.

Nơi cư trú

Luật Cư trú quy định, nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại

Theo đó, công dân không có đủ điều kiện đăng ký thường trú, chỉ đăng ký tạm trú vẫn được cấp thẻ Căn cước.

Như vậy, tất cả người dân đều sẽ đủ điều kiện cấp thẻ Căn cước, được bảo đảm quyền lợi khi có giấy tờ tùy thân để thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự theo nhu cầu.

Dấu vân tay, đặc điểm nhận dạng

In hình ảnh ngón trỏ trái, ngón trỏ phải và mô tả đặc điểm nhận dạng ở mặt sau thẻ

Thông tin về vân tay, đặc điểm nhận dạng không được thể hiện trên bề mặt thẻ Căn cước mà được quản lý trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ.

Thẻ Căn cước mẫu mới có gì khác với thẻ Căn cước công dân?
Thẻ Căn cước mẫu mới có gì khác với thẻ Căn cước công dân? (Ảnh minh họa)

Bổ sung thông tin mống mắt, ADN lưu trữ trong thẻ Căn cước

Điều 15 Luật Căn cước quy định Cơ sở dữ liệu Căn cước của công dân gồm các trường thông tin:

  • Thông tin về nhân dạng;

  • Thông tin sinh trắc học gồm: Ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói;

  • Nghề nghiệp (trừ lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân, cơ yếu)…

  • Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Họ, chữ đệm và tên gọi khác.

  • Số định danh cá nhân; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi sinh; Nơi đăng ký khai sinh; Quê quán; Dân tộc;. Tôn giáo; Quốc tịch; Nhóm máu;

  • Số chứng minh nhân dân 09 số;

  • Ngày, tháng, năm cấp, nơi cấp, thời hạn sử dụng của thẻ căn cước, thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân đã được cấp;

  • Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân 09 số, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, con; người giám hộ, người được giám hộ.

  • Nơi thường trú; Nơi tạm trú; Nơi ở hiện tại…

Hiện nay, các thẻ Căn cước công dân chỉ lưu trữ ảnh khuôn mặt, vân tay và chưa có thông tin về mống mắt, ADN, giọng nói.

Khi đi làm thẻ Căn cước, ngoài ảnh khuôn mặt và vân tay, người dân sẽ được thu nhận thêm mống mắt.

Công nghệ nhận diện mống mắt là phương pháp sử dụng thuật toán, hình ảnh để nhận dạng một người dựa vào cấu trúc các đường vân của mống mắt (nơi xác định màu mắt của con người), đã được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực.

Hiện nay, nhiều quốc gia đã áp dụng công nghệ nhận diện mống mắt để phục vụ nhận diện công dân, xác thực hộ chiếu, điền thông tin xác thực qua website...

Công nghệ này có độ chính xác cao, đơn giản, dễ sử dụng, không cần thao tác phức tạp. Đồng thời, hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay.

Riêng thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói sẽ có 02 hình thức thu thập:

  • Người dân tự nguyện cung cấp.

  • Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu Căn cước.

Không có nhận xét nào: