Giá nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm có xu hướng biến động trở lại

Tháng 5/2008, các doanh nghiệp nhập khẩu gần 400 lô hàng nguyên liệu dược phẩm vào Việt Nam. Trong đó, các mặt hàng được nhập về nhiều nhất tập trung chủ yếu ở các nhóm kháng sinh, hạ nhiệt – giảm đau và vitamin. Trong tháng này, giá nhập khẩu có xu hướng biến động trở lại, nhiều mặt hàng có mức tăng giảm trên 20% như Purimox Compacted Grade A của ấn Độ, Cardus Marianus Powder Extract, Nitroglycerin Pellets của Thuỵ Sỹ …

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2008, mặc dù kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm thấp hơn 7,3% so với dự đoán nhưng vẫn đạt khá cao trên 15 triệu USD, tăng 14,2% so với mức bình quân của năm 2007. Trong đó, những mặt hàng được nhập về nhiều nhất tập trung chủ yếu vào các nhóm kháng sinh, vitamin và hạ nhiệt – giảm đau. Trong tháng này cũng xuất hiện một số mặt hàng mới lần đầu tiên được nhập về như: Alginic Acid Satialgine Uh8 của Mỹ, Carbocisteine Hs của Inđônêxia, Citicoline của Hồng Kông, Tegosoft Gc của Đức, Probio Tec A Powder 100 của Singapore …

Như vậy, tính đến hết kỳ II tháng 6/2008, tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm trên cả nước đã đạt 86,03 triệu USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm trước.

Cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu: Tháng 5/2008, có gần 400 lô hàng nguyên liệu sản xuất dược phẩm được nhập khẩu vào Việt Nam, chia thành 12 nhóm nguyên liệu các loại. Trong đó, tập trung từ các loại nguyên phụ liệu rẻ tiền giá dưới 5 USD/kg như Tego Betain Hs của Đức, Paracetamol Bp2002 của Trung Quốc; Metformin Hcl Bp98 của ấn Độ … đến những loại nguyên liệu sản xuất thuốc biệt dược có giá trên 5.000 USD/kg như Tobramycin Base Sterile của Bungari, Adefovir Dipivoxil của Trung Quốc; Risedronate của Trung Quốc … Mặc dù kim ngạch nhập khẩu giảm so với tháng trước nhưng kháng sinh và vitamin vẫn vững chắc ở 2 vị trí dẫn đầu, lần lượt đạt 8,8 triệu USD và 2,6 triệu USD, chiếm 75% tổng giá trị nhập khẩu. Các nhóm hạ nhiệt – giảm đau, tiêu hoá và tim mạch đã tăng trở lại sau khi giảm mạnh trong tháng trước, lần lượt đạt 1,2 triệu USD; 184 nghìn USD và 94 nghìn USD.

Tham khảo nhóm thuốc đạt kim ngạch nhập khẩu cao trong tháng 5/2008

Nhóm NPL

Tháng 5/08

Tháng 4/08

L­ượng (Kg)

Trị giá (USD)

% SS l­ượng

% SS trị giá

Kháng sinh
180.028
8.756.292
-4,42
-3,07
Vitamin
199.123
2.550.378
3,52
-17,98

Hạ nhiệt - giảm đau - chống co thắt

85.510
1.201.987
93,62
30,09
Chống viêm
14.919
467.715
-34,67
-20,80
Tiêu hóa
14.068
184.647
486,17
174,08
Lao & bệnh phổi
606
152.067
*
*
Tim mạch
948
94.016
89,60
44,64
Chuyển hóa dinh d­ưỡng
6.100
27.642
269,70
-0,75
Da liễu
250
24.160
-59,87
-37,04
Chống co thắt
2.520
21.720
*
*
Dịch truyền
30
11.565
-91,64
-5,48
Trị Aids
20
1.766
-90,70
-99,61

Tham khảo 20 mặt hàng đạt kim ngạch NK cao nhất trong tháng

Mặt hàng
Lư­ợng (kg)
Kim ngạch NK (USD)
Amoxycilin Trihydrate
49.900
2.208.100
Cephalexin Mono.
26.488
1.644.115
Panadol
18.635
815.702
Spiramicin Base
5.750
786.744
Ascorbic Acid
70.500
769.900
Chloramphenicol
14.500
453.550
Cefaclor
1.375
433.150
Cefadroxil Monohydrate
5.025
379.400
Cefuroxime
964
316.650
Erythomycin Stearate
8.000
277.500
Paracetamol
44.500
276.705
Penicilin V Potassium
9.000
265.900
Ampicillin Trihydrate
6.500
253.170
Dl Alpha Tocopheryl Acetate
14.650
241.850
Clarithromycin
1.150
222.725
Pangran C+F
4.295
165.400
Ciprofloxacin Hcl
5.500
151.000
Clopidogrel Bisulfate
75
146.250
Ascorbic Acid
16.500
139.700

Các mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu cao nhất trong tháng này hầu hết vẫn là những loại nguyên liệu quen thuộc. Dẫn đầu là Amoxycilin Trihydrate với kim ngạch đạt 2,2 triệu USD, tăng 39,5% so với tháng trước. Ngoài ra, kim ngạch nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu khác cũng tăng rất mạnh, ví dụ như: Panadol tăng 45%; Ascorbic Acid tăng 481%; Cefadroxil Monohydrate tăng 153%; Paracetamol tăng 738%; Penicilin V Potassium tăng 137%, Pangran C+F tăng 200% … Bên cạnh đó, cũng một số mặt hàng giảm về kim ngạch nhập khẩu sau khi đã tăng mạnh trong tháng trước như: Cephalexin Mono. giảm 40%; Spiramicin Base giảm 3,3%; Cefuroxime giảm 68%; Ampicillin Trihydrate giảm 36%, Clarithromycin giảm 30% …

Giá nhập khẩu: Giá nhập khẩu nguyên phụ liệu sau 2 tháng tạm ổn định sang tháng 5/2008 lại tiếp tục có xu hướng biến động, trong đó, nhiều mặt hàng có mức tăng giảm trên 20%. Ví dụ như: Purimox Compacted Grade A của ấn Độ giá 46 USD/kg, tăng 53% so với tháng 3/08; Cardus Marianus Powder Extract của Trung Quốc giá 39,5 USD, tăng 38% so với tháng 4/08; Cefradine Bp của ấn Độ giá 97 USD/kg, tăng 29,3% so với giá nhập trong năm 2007 và cao hơn 10,4% so với giá nhập từ thị trường Trung Quốc; Nitroglycerin Pellets của Thuỵ Sỹ giá 66,1 USD/kg, giảm 34% so với giá nhập trong tháng 3/08 …

Tham khảo một số mặt hàng có giá nhập khẩu thay đổi trong tháng 5/08

Mặt hàng

TT cung cap

Giá (USD)

% So sánh

Giá SS

Thời điểm NK

Nitroglycerin Pellets

Thuỵ Sỹ

66,10
-33,87
99,96
T3-08
Penicilin V Potassium
áo
29,00
-7,94
31,50
T3-08
Prednisone Base Usp23

Trung Quốc

475,00
-2,06
485,00
T3-08

Prednisolone Acetate Usp30

Trung Quốc

550,00
1,85
540,00
T1-08

Puridrox Tm(Cefadroxil Mono Compacted)

Tây Ban Nha

71,00
4,41
68,00
T4-08

Pseudoephedrine Hcl Usp29

ấn Độ

46,00
6,98
43,00
T8-07
Nalidixic Acid Bp2005

ấn Độ

53,70
11,09
48,34
T3-08

Tobramycin Base Sterile Usp28

Bungari
5.900,00
13,46
5.200,00
T10-07
Papaverine Hcl Bp2002
Italy
143,80
25,10
114,95
T4-07
Cefradine Bp

ấn Độ

97,00
29,33
75,00
T7-07

Cardus Marianus Powder Extract

Trung Quốc

39,50
38,11
28,60
T4-08

Purimox Compacted Grade A (Amoxicillin Trihydrate)

ấn Độ

46,00
53,33
30,00
T3-08

Tham khảo 15 doanh nghiệp đạt kim ngạch NK cao nhất trong tháng 5/08

Doanh nghiệp NK

Tháng 5/08

Tháng 4/08

% SS

Kim ngạch NK (USD)

Kim ngạch NK (USD)

Cty Cổ phần Dư­ợc Hậu Giang

1.765.900
2.065.450
-14,50

Cty Cổ phần XNK Y tế Domesco

1.211.513
983.086
23,24

Cty Cổ phần Dư­ợc phẩm Sanofi Synthelabo Việt Nam

1.008.955
658.700
53,17

Cty Cổ phần Hoá Dư­ợc phẩm MEKOPHAR

975.890
695.687
40,28
Cty Cổ phần Pymepharco
941.580
648.750
45,14

Cty Cổ phần Dư­ợc phẩm Hà Tây

851.049
474.685
79,29

Cty Cổ phần Dư­ợc phẩm Imexpharm

818.671
677.262
20,88

Cty Cổ phần D­ược phẩm TW Vidipha

628.690
490.499
28,17
Cty D­ược Sài Gòn
485.840
420.845
15,44

Cty TNHH DSM Nutritional Products Việt Nam

419.923
1.093.295
-61,59

Cty Cổ phần Dư­ợc phẩm Cửu Long

344.157
470.144
-26,80

Chi nhánh Cty TNHH Bayer Việt Nam

338.350
389.557
-13,14

Cty United Pharma Việt Nam

308.977
50.491
511,95

Cty Cổ phần Dư­ợc Vật t­ Y tế Thanh Hoá

297.300
228.100
30,34

Cty D­ược Trang thiết bị Y tế Bình Định

293.535
73.550
299,10

(Theo Tin thương mại)

Không có nhận xét nào: