STT | Tuổi của trẻ | Vắc xin sử dụng |
1 | Sơ sinh | Tiêm vắc xin Viêm gan B (VGB) mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh |
Tiêm vắc xin BCG Phòng bệnh lao | ||
2 | 02 tháng | Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 1 (vắc xin 5 trong 1) |
Uống vắc xin bại liệt lần 1 | ||
3 | 03 tháng | Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 2 |
Uống vắc xin bại liệt lần 2 | ||
4 | 04 tháng | Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 3 |
Uống vắc xin bại liệt lần 3 | ||
5 | 09 tháng | Tiêm vắc xin sởi mũi 1 |
6 | 18 tháng | Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván mũi 4 |
Tiêm vắc xin sởi – rubella (MR) | ||
7 | Từ 12 tháng tuổi | Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 1 |
Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 2 (hai tuần sau mũi 1) | ||
Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 3 (một năm sau mũi 2) | ||
8 | Từ 2 đến 5 tuổi | Uống vắc xin Tả 2 lần (vùng nguy cơ cao) |
Uống vắc xin Tả lần 2 sau lần một 2 tuần | ||
9 | Từ 3 đến 10 tuổi | Tiêm vắc xin Thương hàn: 1 mũi duy nhất (vùng nguy cơ cao) |
Rất nhiều loại vắc xin trẻ cần tiêm trước khi 1 tuổi
Trẻ cũng cần tiêm nhiều loại vắc xin ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng
Bên cạnh các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia, vẫn còn nhiều vắc xin chủng ngừa hàng loạt bệnh truyền nhiễm khác mà cha mẹ cần cho con mình tiêm phòng đầy đủ, cụ thể là:
Vắc xin phòng thủy đậu
Vắc xin phòng 3 bệnh: sởi – quai bị – rubella
Vắc xin phòng viêm gan A, A+B
Vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu tuýp A+C, tuýp B+C
Vắc xin phòng viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do H. Influenzae không định tuýp.
Vắc xin phòng tiêu chảy do Rota virus
Vắc xin phòng cúm
Vắc xin phòng dại
Vắc xin phòng thương hàn
Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (cho bé gái từ 9 tuổi trở lên
2.2. Vắc xin cho trẻ 2 tháng tuổi:
- Vắc xin kết hợp phòng 6 bệnh (ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib) gây ra như viêm phổi, viêm màng não mủ) 6 trong 1 Infanrix hexa (Bỉ)/ Hexaxim (Pháp) hoặc 5 trong 1 Pentaxim (Pháp), Infanrix IPV + Hib (Bỉ) (không có thành phần kháng nguyên viêm gan B). Tiêm mũi 1.
- Vắc xin Rotarix (Bỉ), Rotateq (Mỹ), Rotavin-M1 (Việt Nam) phòng Rota virus gây bệnh tiêu chảy cấp. (liều 1)
- Vắc xin Synflorix (Bỉ), Prevenar 13 (Bỉ) phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 1)
Khi trẻ tròn 2 tháng tuổi đã có thể tiêm vắc xin phòng ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm như: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, các bệnh do Hib, tiêu chảy do Rota virus, các bệnh do phế cầu khuẩn như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn. Để hạn chế đau đớn cho trẻ khi phải tiêm nhiều mũi, tiết kiệm thời gian và công sức đi lại, Ba Mẹ có thể chọn tiêm vắc xin kết hợp 6 trong 1 phòng ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib); hoặc vắc xin 5 trong 1 (không có thành phần kháng nguyên viêm gan B).
Bên cạnh vắc xin kết hợp 6 trong 1, 5 trong 1, vắc xin phòng tiêu chảy cấp do virus Rota đặc biệt quan trọng với trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời. Tại Việt Nam, cứ 2 trẻ nhập viện do tiêu chảy thì có 1 trẻ tiêu chảy do Rotavirus. Đây là căn bệnh rất phổ biến đứng thứ 2 sau nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính ở trẻ. Trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus thường nôn ói, đi ngoài phân lỏng, mất nước dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Phế cầu khuẩn là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của trẻ em và cả người lớn như: Viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa cấp tính,… Trung bình mỗi 20 giây, viêm phổi lại giết chết 1 đứa trẻ. Hằng năm, viêm phổi tước đoạt mạng sống của hơn 4000 trẻ em Việt Nam, trong tổng số 2,9 triệu ca mắc. Đáng lo ngại, phế cầu ngày càng kháng kháng sinh gây khó khăn trong việc điều trị và để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh như điếc, mù, liệt, chậm phát triển tâm thần kinh. Tiêm vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn cho trẻ từ 2 tháng tuổi là phương pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả.
2.3. Trẻ 3 tháng tuổi tiêm vacxin gì?
- Vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1. Tiêm mũi 2. (Nếu tiêm 5 trong 1 thì phải bổ sung mũi viêm gan B).
- Vắc xin uống phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus (liều 2).
Khi trẻ được 3 tháng tuổi sẽ tiêm/ uống liều thứ 2 của vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 và vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus. Tiêm mũi 2 giúp củng cố và gia tăng hiệu lực bảo vệ của vắc xin hình thành sau mũi 1, giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh mạnh hơn, kéo dài thời gian hơn.
2.4. Tiêm phòng cho trẻ 4 tháng tuổi:
- Vắc xin kết hợp 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 mũi 3 (nếu tiêm vắc xin kết hợp 5 trong 1 thì tiêm thêm mũi viêm gan B).
- Vắc xin Synflorix (Bỉ)/ Prevenar 13 (Bỉ) phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 2).
- Vắc xin uống phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus (liều 3).
Khi trẻ được 4 tháng tuổi, trẻ tiêm mũi 3 vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1, mũi 2 vắc xin phòng phế cầu khuẩn và uống liều 3 vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus. Ở giai đoạn 4 tháng tuổi, nhìn chung, trẻ đã trở nên cứng cáp hơn so với 3 tháng đầu đời. Tuy nhiên, cần lưu ý, đây là lúc trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên nên rất dễ gặm các đồ đạc xung quanh, vô tình tạo điều kiện cho các mầm bệnh từ môi trường bên ngoài xâm nhập cơ thể. Vì vậy, Bố Mẹ chú ý giữ vệ sinh và tiêm vắc xin đúng lịch cho trẻ trong giai đoạn này để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh.
2.5. Tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi:
- Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp) phòng bệnh cúm (Tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng).
- Vắc xin VA-MENGOC-BC phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C (mũi 1)
- Vắc xin Synflorix (Bỉ)/Prevenar 13 (Bỉ) phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 3).
6 đến 36 tháng tuổi còn được biết đến là giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” ở trẻ. Vì trước 6 tháng trẻ nhận được kháng thể từ mẹ truyền sang trong giai đoạn bào thai củng cố hệ miễn dịch. Từ 6 đến 36 tháng, kháng thể của mẹ truyền sang con không còn nữa, trong khi cơ thể chưa thể sinh ra đầy đủ kháng thể để tự bảo vệ trước nguy cơ nhiễm bệnh. Chính vì vậy, việc tiêm phòng vắc xin trong giai đoạn này càng trở nên đặc biệt quan trọng và không thể thiếu. Trẻ 6 tháng tuổi được tiêm vắc xin phòng cúm, mũi 1 vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu B+C và mũi 3 vắc xin phòng viêm màng não do phế cầu khuẩn.
2.6. Tiêm phòng cho trẻ 9 tháng tuổi:
- Vắc xin VA-MENGOC-BC (Cu Ba) phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C (mũi 2)
- Vắc xin sởi đơn MVVac (Việt Nam) phòng bệnh sởi.
- Vắc xin Varilrix (Bỉ) phòng bệnh thủy đậu.
- Vắc xin Imojev (Thái Lan) phòng Viêm não Nhật Bản.
- Vắc xin Priorix (Bỉ) phòng Sởi – quai bị – rubella
Ở giai đoạn 9 tháng tuổi, trẻ có thể tiêm mũi 2 vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C và nhiều loại vắc xin phòng bệnh khác như: Sởi đơn, Sởi – quai bị – rubella, thủy đậu, viêm não Nhật Bản.
Sởi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường tấn công trẻ em. Trong đa số các trường hợp, người bệnh hồi phục tốt sau khi ban xuất hiện và thường hồi phục hoàn toàn sau 2-3 tuần. Tuy nhiên, có đến 40% bệnh nhân gặp biến chứng khi mắc sởi như: Viêm tai giữa, viêm phổi nặng, viêm não, tiêu chảy, ói mửa, suy dinh dưỡng nặng, mờ và loét giác mạc có thể dẫn đến mù lòa… Các biến chứng do bệnh sởi thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Trẻ trước 12 tháng tuổi hầu như được bảo vệ khỏi sởi, quai bị và rubella nhờ vào miễn dịch thụ động từ người mẹ đã tiêm vắc xin trước khi mang thai. Tuy nhiên, kháng thể từ mẹ giảm dần theo thời gian, không còn đủ khả năng bảo vệ khi trẻ trên 6 tháng. Khoảng trống miễn dịch từ thời điểm 6 – 12 tháng khiến trẻ có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh. Vắc xin Priorix là vắc xin thế hệ mới nhất phòng ngừa 3 bệnh Sởi – Quai bị – Rubella được sử dụng sớm cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn.
Nhiều người vẫn nghĩ thủy đậu chỉ là bệnh ngoài da, không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách, thủy đậu có thể dẫn đến nhiều biến chứng trầm trọng, như: nhiễm trùng da, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não,… Có đến 90% người chưa có miễn dịch thủy đậu sẽ mắc bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp qua các vật dụng cá nhân nhiễm virus.
Viêm não Nhật Bản là căn bệnh nghiêm trọng ở trẻ em, với tỷ lệ tử vong có thể lên đến 30%, di chứng khoảng 50%. Trẻ từ 0-14 tuổi chiếm đến 75% các ca tử vong. Đáng lo ngại, hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu viêm não Nhật Bản; các phương pháp hiện tại chủ yếu tập trung điều trị triệu chứng. Thời gian điều trị một ca viêm não Nhật Bản thường khá dài, chi phí lớn, khả năng hồi phục thấp.
2.7. Tiêm phòng cho trẻ 12 tháng tuổi:
- Vắc xin 3 trong 1 MMR-II (Mỹ), PRIORIX (Bỉ), MMR (Ấn độ) phòng bệnh sởi, quai bị, rubella.
- Vắc xin Varivax/Varicella phòng bệnh thủy đậu (Nếu chưa tiêm Varilrix)
- Vắc xin Jevax (Việt Nam) phòng bệnh viêm não Nhật Bản B: Tiêm 2 mũi, cách nhau 1 – 2 tuần.
- Vắc xin Avaxim 80U/0.5ml phòng bệnh viêm gan A. Liều nhắc lại sau 6-18 tháng.
- Vắc xin Synflorix (Bỉ)/Prevenar 13 (Bỉ) phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 4).
12 tháng tuổi, ngoài tiêm các loại vắc xin phòng thủy đậu, viêm não Nhật Bản, các bệnh do phế cầu và vắc xin kết hợp phòng 3 căn bệnh sởi, quai bị, rubella, trẻ còn có thể tiêm vắc xin phòng viêm gan A.
Trẻ em là một trong những đối tượng dễ tổn thương và biến chứng nặng do viêm gan A. Không phải trẻ nào nhiễm virus viêm gan A cũng tiến triển thành bệnh. Nhiều trẻ mang mầm bệnh nhưng không biểu hiện triệu chứng cho đến khi trưởng thành. Tuy nhiên, kể cả khi không biểu hiện triệu chứng virus viêm gan A vẫn cư trú trong gan và sẽ hoạt động khi gặp điều kiện thuận lợi như suy gan, viêm gan cấp, sức khỏe suy giảm,… Các cơ quan y tế khuyến cáo, trẻ từ 12 tháng tuổi, những người làm việc trong môi trường hoặc có lối sống dễ nhiễm bệnh, những người đã mắc viêm gan B, C hoặc bệnh lý viêm gan mạn tính cần tiêm vắc xin phòng viêm gan A.
Hãy xem thêm bài viết: Lịch tiêm chủng cho bé dưới 1 tuổi được WHO khuyến cáo
2.8. Tiêm phòng vắc xin cho trẻ 15 – 24 tháng tuổi:
- Vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 mũi 4 (nếu chích 5 trong 1 thì chích thêm mũi viêm gan B)
- Vắc xin Avaxim 80U/0.5ml phòng bênh viêm gan A (mũi nhắc)
- Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp) phòng bệnh cúm (mũi 3 – sau mũi thứ hai 1 năm)
Giai đoạn từ 15 đến 24 tháng, trẻ chủ yếu được tiêm các mũi nhắc lại như viêm gan A và cúm. Sở dĩ trẻ cần được tiêm các mũi nhắc vì kháng thể bảo vệ có được sau khi tiêm một loại vắc xin có khả năng giảm dần theo thời gian. Do vậy trẻ đã được tiêm chủng vẫn có khả năng mắc bệnh nếu không được tiêm chủng nhắc lại. Việc tiêm các mũi nhắc lại chỉ phát huy hiệu quả với các loại vắc xin đã tạo được trí nhớ miễn dịch qua các mũi tiêm trước đó. Với những loại vắc xin không tạo được trí nhớ miễn dịch hoặc có miễn dịch bảo vệ tồn tại quá ngắn trong cơ thể thì việc tiêm các mũi sau được xem như là tiêm mới. Ngược lại, một số vắc xin có miễn dịch bền vững trong nhiều năm thì việc tiêm các mũi bổ sung lại nhằm mục đích chủ yếu là tạo miễn dịch cho những trẻ bị bỏ sót chưa tiêm trong các lần tiêm chủng trước đó hoặc những trẻ chưa tạo được miễn dịch sau các lần tiêm trước.
2.9. Tiêm phòng cho trẻ đủ 24 tháng tuổi:
- Vắc xin Menactra (Mỹ) phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu A,C,Y,W-135.
- Vắc xin Jevax phòng bệnh viêm não Nhật Bản B (mũi 3).
- Vắc xin Typhim VI/Typhoid VI phòng bệnh thương hàn.
- Vắc xin Tả mORCVAX (Việt Nam) gồm 2 liều uống (dành cho trẻ sống ở vùng nguy cơ cao, liều hai sau liều một 2 tuần).
24 tháng tuổi, trẻ tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản Jevax mũi 3, cùng các loại vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu A,C,Y,W-135; vắc xin phòng thương hàn, tả.
Các bệnh do não mô cầu khuẩn có thể gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề cho người bệnh. 50% bệnh nhân tử vong vì không được điều trị kịp thời, 8-15% ca tử vong dù đã được điều trị và 20% trường hợp sống sót phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do bệnh mang lại như chậm phát triển tinh thần, mất thính lực 2 bên, giảm vận động,… trong suốt quãng đời còn lại.
Thương hàn cho đến nay vẫn đang là nỗi lo của toàn thế giới, khi có khoảng 16 triệu ca mắc mới và 600 ngàn người tử vong do bệnh. Trong những trường hợp nặng, người mắc thương hàn có thể sốt cao kéo dài, đau đầu, nôn khan, táo bón, tiêu chảy,… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tử vong, loét thanh mạc, thủng ruột.
Tả từng được xem là “Cái chết đen” gây tử vong cho hàng chục triệu người trên thế giới. Bệnh tả ở trẻ em thường diễn biến phức tạp và khó lường. Trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, tả có thể khiến người bệnh mất một lượng lớn chất lỏng và chất điện giải, dẫn đến tử vong trong vòng 2 đến 3 giờ.
2.10. Từ 3 tuổi trở lên:
- Vắc xin 3 trong 1 MMR-II phòng bệnh sởi, quai bị, rubella (mũi nhắc).
- Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp)/ Influvac Tetra (Hà Lan) phòng bệnh cúm (Tiêm nhắc lại hàng năm).
- Vắc xin Menactra (Mỹ) phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu A,C,Y,W-135 (mũi nhắc cho trẻ từ 15 tuổi đến người lớn 55 tuổi).
- Vắc xin Jevax (Việt Nam) phòng bệnh viêm não Nhật Bản B (mũi nhắc, lúc 5 tuổi). Sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần đến khi 15 tuổi.
- Vắc xin Tetraxim (phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt) hoặc vắc xin Adacel (Canada)/Boostrix (Bỉ) (phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván) khi trẻ từ 4 tuổi trở lên, và nhắc lại mỗi 10 năm.
Từ 3 tuổi trở lên, cơ thể trẻ đã cứng cáp hơn, tuy nhiên vẫn có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh từ môi trường bên ngoài. Chính vì vậy việc tiêm đầy đủ các mũi nhắc như vắc xin phòng sởi – quai bị – rubella , vắc xin Menactra phòng viêm màng não do não mô cầu A,C,Y,W-135, vắc xin phòng cúm, vắc xin phòng viêm não Nhật Bản Jevax là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, ở độ tuổi này, trẻ có thể tiêm vắc xin phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván, 3 căn bệnh .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét