Viêm xoang là gì?

 Viêm xoang hay viêm mũi xoang là tình trạng niêm mạc xoang bị viêm do nhiều nguyên nhân gây ra, gây tắc các lỗ thông xoang, ứ dịch tại xoang.

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm xoang, gồm:

  • Do nhiễm vi khuẩn: Thường do các loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn răng gây ra.
  • Do nhiễm virus: Các loại virus có thể gây ra viêm xoang gồm có virus cúm, adenovirus...
  • Do nấm: Viêm xoang do nấm hay gặp ở một bên.
  • Do dị ứng: Tiếp xúc với những dị nguyên gây dị ứng như phấn hoa, bụi, lông động vật...
  • Do bất thường cấu trúc giải phẫu: Vẹo vách ngăn mũi, polyp mũi, khối u hốc mũi...
  • Do yếu tố nội tiết: Hay gặp ở phụ nữ có thai, người bệnh bị suy giáp.

Với tình trạng của bé, khi đi khám bác sĩ cũng sẽ chẩn đoán dựa vào các nguyên nhân thường gặp, từ đó kê đơn thuốc điều trị phù hợp.

Phân biệt các loại viêm xoang

Bệnh viêm xoang được phân biệt theo 2 cách:

Phân loại dựa trên diễn biến của bệnh

Dựa vào diễn biến bệnh chia viêm xoang thành hai loại gồm:

  • Viêm xoang cấp: Tình trạng viêm xoang diễn ra trong một thời gian ngắn.
  • Viêm xoang mạn: Do tình trạng viêm mũi xoang cấp không được điều trị khỏi, có ít nhất 4 đợt cấp tái phát trong năm.

Như bạn nói tình trạng bé rất hay bị sổ mũi, nghẹt mũi và thường 1 hoặc 2 tháng lại kêu một lần thì rất có thể bé đã ở giai đoạn viêm xoang mạn tính, cần được điều trị với thời gian dài hơn và đúng liệu trình.

Phân loại theo vị trí viêm xoang

Theo vị trí, bác sĩ thường phân loại sau khi thăm khám bao gồm:

  • Viêm xoang sàng
  • Viêm xoang trán
  • Viêm xoang bướm
  • Viêm xoang hàm
  • Viêm đa xoang

toa thuốc trị viêm xoang

Vị trí và tên gọi các loại xoang trên cơ thể

Nguyên tắc kê toa thuốc điều trị viêm xoang

Tùy thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng của bệnh mà mỗi người bệnh sẽ được kê toa thuốc trị viêm xoang riêng. Thông thường, các toa thuốc điều trị viêm xoang nói chung sẽ bao gồm các loại thuốc sau:

1. Thuốc thông mũi xoang

Niêm mạc mũi xoang khi bị viêm sẽ tiết ra nhiều dịch khiến người bệnh bị nghẹt mũi, khó thở, ngủ không ngon giấc. Việc sử dụng thuốc thông mũi có thể giúp cải thiện tình trạng này.

Nhóm thuốc này thường được điều chế dưới dạng viên uống hoặc dung dịch xịt mũi.

Do có nhiều tác dụng phụ nên thuốc thông mũi chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn. Bệnh nhân nên kết hợp dùng với nước muối NaCl 0,9% thông thường để nhỏ và rửa mũi, hỗ trợ làm thông đường thở, loại bỏ các mảng dịch nhầy cứng lại trong mũi xoang.

toa thuốc trị viêm xoang

Rửa mũi đúng cách giúp giảm các triệu chứng mũi xoang nhanh chóng

2. Thuốc giảm đau

Bệnh viêm xoang có biểu hiện đặc trưng là những cơn đau nhức dữ dội khắp mặt. Vì vậy, bệnh nhân thường được chỉ định kèm theo các nhóm thuốc trị viêm xoang với cơ chế giảm đau để cải thiện triệu chứng khó chịu này.

Các loại thuốc giảm đau có tác dụng giảm sưng tấy tại vị trí viêm, đồng thời giúp hạ sốt hiệu quả.

Thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất là Acetaminophen (Paracetamol) với nhiều dạng khác nhau như: dạng sủi, dạng viên uống, viên đặt, siro, bột thuốc… Tuy nhiên, tùy đối tượng sử dụng sẽ được chỉ định dạng thuốc phù hợp riêng. Đối với trẻ em thường được kê dạng cốm pha nước để thuận tiện trong sử dụng.

3. Thuốc co mạch

Trong các đơn thuốc viêm xoang cấp, loại thuốc co mạch thường được kê đơn là các loại thuốc có chứa Sudafed, drixoral, doxycycline và sulfamethoxazole. Nếu triệu chứng không thuyên giảm, có thể sẽ được kê thêm loại thuốc khác.

Đơn thuốc thường được kê trong khoảng thời gian từ 10 – 14 ngày. Bệnh nhân phải uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tùy tiện thay đổi thuốc trong thời gian đang sử dụng thuốc khác.

4. Thuốc xịt mũi chứa Corticoid

Thuốc xịt mũi chữa viêm xoang có chứa Corticoid được chỉ định trong nhiều trường hợp viêm nhiễm cấp và mãn tính.

Nhóm thuốc trị viêm xoang này theo cơ chế ức chế phản ứng gây viêm ở niêm mạc, giúp thông mũi hiệu quả.

Ngoài việc dùng như nhóm thuốc điều trị, thuốc xịt mũi chứa Corticoid còn có thể sử dụng để phòng ngừa các trường hợp viêm mũi dị ứng và viêm xoang. Tuy nhiên, thuốc có một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, kích ứng niêm mạc mũi, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, chảy máu cam…

toa thuốc trị viêm xoang

Không nên lạm dụng các loại xịt mũi chứa corticoid cho trẻ

Tóm lại, tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng viêm xoang mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc trị viêm xoang cụ thể. Khi đã được kê đơn, tốt nhất là bạn nên cho con dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, do thuốc Tây tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn, nhất là với trẻ nhỏ, nên xu hướng hiện nay được nhiều người bệnh viêm xoang tin chọn là sử dụng thuốc Xoang Đông y để hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh, đồng thời giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát. Bạn có thể tham khảo để sử dụng cho con.

Một số thông tin về thuốc Xoang Đông y

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây các bệnh lý về xoang mũi là do cơ địa dị ứng nhiễm khuẩn (huyết nhiệt), dị ứng do lạnh (phế khí hư, vệ khí hư) gặp phải các tác nhân phong hàn, phong nhiệt, nhiệt độc mà gây bệnh. Thuốc Xoang Đông y hướng đến việc cân bằng âm dương trong cơ thể, thông kinh hoạt lạc, giải độc, tiêm viêm để khắc phục tình trạng bệnh.

Bài thuốc Đông y có tác dụng thông mũi, tiêu viêm không chỉ giúp giảm các triệu chứng bệnh mà còn giúp tái lập cân bằng âm dương trong cơ thể, tăng cường sức khỏe cho niêm mạc mũi xoang. Nhờ đó sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế tình trạng viêm xoang tái phát.

Bài thuốc này hiện đã được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO tạo nên sản phẩm dạng viên nén tiện dụng.

Thuốc dùng được cho trẻ em trên 5 tuổi, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 viên. Bạn có thể tham khảo và cho con sử dụng.

Không có nhận xét nào: